Đà Lạt và vùng phụ cận – Kỳ 3: Lâm Hà – Vùng đất được Giàng chúc phúc

Lâm Hà nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Lang Biang, có độ cao trung bình trên 900m so với mực nước biển. Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện Di Linh, phía Đông giáp huyện Đức Trọng, phía Tây giáp huyện Đam Rông và tỉnh Đắk Nông. Diện tích che phủ rừng hiện tại là 57,34%
Người bản địa của Lâm Hà là dân tộc K’ho, Truyền thống dân tộc K’ho theo chế độ mẫu hệ, con cái sinh ra được lấy họ mẹ, con gái cưới chồng và được quyền thừa kế tài sản, chú rể sau hôn lễ phải về ở bên nhà vợ
Sau này thì các kỳ kinh tế mới người ở Hà Nội và các tỉnh khác bắt đầu di cư vào đây. Nên có tên Lâm Hà là kết hợp giữa Lâm Đồng và Hà Nội
Đất đai Lâm Hà được bồi đắp phù sa bởi các sông suối lớn dọc toàn Huyện như sông Đồng Nai, sông Đạ Đờn, sông Đạ Dâng và suối Cam Ly
Hệ thống cảnh quan thác hồ thì có 1 số hồ thác như thác Voi ở Nam Ban, thác Mưa Bay ở Phú Sơn, thác Liêng Chi Nha ở Tân Thanh, hồ Đạ Sa ở Liên Hà, hồ Ri Hin, hồ Đạ Dâng, hồ Phúc Thọ ở Phúc Thọ, hồ Tân Thanh, hồ Bãi Công ở Nam Ban, hồ thủy lợi Đông Thanh, hồ thủy điện Đồng Nai 2, 3
Nói tiếp về địa hình và cảnh quan thì Lâm Hà có một dạng địa hình được Giàng chúc phúc tôn tạo. Nằm ở cao nguyên nhưng Lâm Hà có những vùng đất đai bằng phẳng liên kết liền lạc rất rộng giúp cho việc tạo quỹ đất thuận tiện. View triệu đô ở những nơi khác có thể khó khăn, nhưng với 1 địa hình “lạ” thì điều này lại trở thành bình thường với Lâm Hà. Đôi khi có những thửa đất chân thì giáp suối lên trên chỉ vài chục m ngay trong thửa đất ấy thì đã là đỉnh và nhìn được tầm nhìn vài chục cây số không bị che chắn bởi bất cứ gì. Hay có những khu đất bằng phẳng hàng trăm hecta và đứng ở 4 phía rìa khu đất là có thể phóng tầm nhìn đi tới tận Đà Lạt, Đức Trọng, Bình Thuận. Nó dạng như 1 dãy núi cao rồi cắt 1 miếng bằng phẳng ở trên đỉnh vậy. Ngoài ra với địa hình đồi thoải và lượn sóng cũng tạo nên những khu đất như trong các hình ảnh của A.I hay như hình nền của Window xp xưa vậy
Về hệ thống giao thông nội bộ. Lâm Hà là huyện có tỉ lệ cứng hóa cao nhất toàn tỉnh ( ngoại trừ 2 thành phố). Các đường trục xã và đường trung tâm cứng hóa 100%, đường trục thôn và liên thôn 91%, đường xóm ngõ 74%. Tổng cộng toàn huyện đã cứng hóa được 82,58%
Về giao thông quốc gia. Hiện tại Lâm Hà có Quốc Lộ 27. Một đầu kết nối với sân bay Liên Khương, QL 20. Một đầu kết nối với Đăk Lak. Trong tương lai thì có cao tốc Liên Khương – Buôn Mê Thuột

Lâm Hà có thể chia làm 4 vùng
Vùng 1: Thị trấn Nam, xã Mê Linh, Đông Thanh, Gia Lâm, Nam Hà 1 phần giáp với Đà Lạt hiện tại và 1 phần giáp với Đức Trọng. 5 địa phương này được quy hoạch thành tiểu vùng 1 Đà Lạt và vùng phụ cận 2045. Tại đây giao thông thuận tiện đi vào 2 hướng trung tâm Đà Lạt hay sân bay Liên Khương trong khoảng cách 20-30km. Tuy nhiên khi đi vào Đà Lạt do mặt bên Đức Trọng bị chắn bởi núi Voi nên phải đi vòng qua Mê Linh, qua Tà Nung chứ không vào trực tiếp trung tâm 15km

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *