Trong bối cảnh quỹ đất tại những thành phố lớn như HCM, Hà Nội đang dần thu hẹp, khan hiếm, giá đất thì ngày càng leo thang thì Tây Nguyên lại nổi lên và trở thành “ điểm đến” mới thu hút các “ ông lớn” BĐS, đất nền Tây Nguyên không ngừng sốt khi nhiều tập đoàn BĐS lớn sắp sửa đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng.
Vùng đất mới nổi
Tính từ năm 2010-2015, đã có nhiều công trình giao thông trọng yếu được đầu tư hoàn thành, giúp cho vùng đất nơi đây như “ thay áo mới”, điển hình là đường Hồ Chí Minh đi qua Tây Nguyên, QL20, QL 19,… Những thay đổi trên góp phần khẳng định sự đột phá về tổng nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông dành cho khu vực Tây Nguyên từ trước đến nay.
Năm 2016-2020, chỉ riêng khu vực Tây Nguyên đã có thêm 7 dự án đường bộ được thực hiện với tổng chiều dài 579km với kinh phí thực hiện lên dến 14,500 tỷ đồng.
Lượng khách đến cảng hàng không Buôn Ma Thuột cũng tăng trưởng dần đều, cụ thể chỉ tính riêng năm trong năm 2019, nơi đây đã thu hút hơn 1 triệu lượt khách, và hơn 7 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển.
Năm 2021, dự án đường sắt Chơn Thành( Bình Phước)- Đăk Nông và dự án đường cao tốc Buôn Ma Thuột ( Đăk Lắk )- Nha Trang( Khánh Hòa) đã được Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh phê duyệt.
Bên cạnh đó, theo thông tin quy hoạch xây dựng tính đến năm 2030, Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp 89 đô thị hiện có và xây dựng mới 28 đô thị.
Và theo nhận định của chuyên gia, với xu hướng dòng tiền đầu tư đổ về vùng ven diễn ra trong vài năm trở lại đây và cộng thêm tác động của Covid, sự dịch chuyển dòng tiên về thị trường vùng ven càng sẽ càng được đẩy mạnh và thị trường Tây Nguyên cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Thêm vào đó, chính điểm khác biệt của thị trường Tây Nguyên là: khả năng miễn dịch với Covid khi đang vào giai đoạn phát triển, kết hợp với những tiềm lực sẵn có về văn hóa, du lịch, công nghiệp, sự đầu tư bài bản về quy hoạch phát triển của vùng đã giúp nơi đây trở thành “ vùng đất mới” đầy hấp dẫn và triển vọng.
Sự đổ bộ của nhiều nhà đầu tư lớn
Vài năm trở lại đây, vùng đất Tây Nguyên đặc biệt là Đắk Lắk đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn. Cụ thể: tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk năm 2019 đã có hơn 71.000 tỷ đồng được cam kết đầu tư cho địa phương, nổi bật nhất là tập đoàn Vingroup với dự án tổ hợp trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, shophouse tại Buôn Ma Thuột với tổng vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng,…
Tại Đắk Nông, tập đoàn T&T đã đề xuất dự án đầu tư quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu đô thị du lịch sinh thái hồ Đắk R’tíh, TP Gia Nghĩa với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 2 tỷ USD. Bên cạnh đó, Tập đoàn này cũng đã đề xuất đầu tư 5 dự án tại Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
Đến cuối năm 2021, tỉnh Đắk Lắk đã đồng ý phê duyệt dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, giải trí và đô thị sinh thái hồ Ea Nhái tại Krong Pắc và Cư M’gar của FLC với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 10.000 tỷ.
Hay tại KonTum, Alphanam cũng đã quyết định tìm hiểu cơ hội đầu tư khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại phường Lê Lợi và xã Chư Hreng,..
Từ năm 2020, Ecopark cũng bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu 2 dự án tại Bảo Lộc bao gồm: khu tổ hợp hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân gofl, cáp treo núi Sapung và khu đô thị, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1, 2.
Cũng tại Bảo Lộc, tập đoàn Him lam đã xúc tiến đầu tư một số dự án như: khu dân cư phường B’lao, khu du lịch sinh thái thác Đá bàn, khu du lịch Thiên Đường mắc ca với tổng diện tích hơn 187ha.
Và nổi bật nhất trong tất cả dự án được giới thiệu, đề xuất trên phải kể đến dự án Thành phố Cà phê của Trung nguyên vừa được chính thức giới thiệu vào đầu năm 2021. Các căn nhà trong dự án đang được rao bán với mức giá không hề rẻ, từ 7 tỷ đồng cho đến 10 tỷ đồng/căn, đã và đang thu hút các nhà đầu tư từ HCM, Hà Nội đến mua.
Giá đất tăng cao
Sự đổ bộ của nhiều ông lớn BĐS vào vùng đất Tây Nguyên đã khiến cho giá đất nơi đây tăng cao, đặc biệt là từ 2021.
Ghi nhận tại Gia Lai, nhất là khu vực giáp ranh với Tp Pleiku như xã Ia Der, Ia Sao hoặc các khu vực gần sân Golf FLC,…đang ở trong tình trạng sốt đất.
Tại Đà Lạt, giá cả vẫn chưa bao giờ đi xuống và ngày càng có xu hướng tăng lên do sự đổ bộ của nhiều nhà đầu tư từ các tỉnh thành khác, cụ thể giá dất tại vùng trung tâm có mức từ 200-500 triệu/m2, bán kính 5-10km, có mức giá từ 10-100 triệu/m2 thổ cư.
Đất nền tại các khu vực huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng cũng đang thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư.
Và dự báo trong thời gian tới, thị trường Tây Nguyên sẽ tiếp tục tiến triển theo hướng khởi sắc, tích cực hơn nữa,
*** Tham khảo thêm:
- Novaland và dự án siêu đô thị’ 30.000ha tại Lâm Đồng
- Những điểm thu hút cho BĐS Bảo Lộc – Bỏ phố về rừng